Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016

THOÁT VỊ LỖ BỊT





bệnh nhân nữ, 80 tuổi
Địa chỉ: Vĩnh Thái – Nha Trang – Khánh Hòa
Ngày vào viện: 10h44 ngày 13/9/2013
Ngày bình bệnh án: 26/9/2013
Lý do vào viện: đau bụng
Bệnh sử: bệnh khởi phát cách nhập viện 2 ngày với đau bụng từng cơn kèm nôn mửa nhiều lần, bí trung đại tiện. ở nhà chưa điều trị gì.
Tiền sử: mổ cắt ruột thừa viêm đã lâu
Tiền sử gia đình: bình thường
Khám lúc vào viện:
12h00 ngày 13/9/2013
Mạch: 120 l/p, HA: 120/70 mmHg, T: 37°C
Tỉnh táo, thể trạng gầy yếu, đau bụng nhiều, bí trung đại tiện, bụng chướng, các quai ruột nổi, tăng nhu động, phản ứng thành bụng nhẹ.
TR: chưa thấy u, có phân
Siêu âm: các quai ruột dãn, ứ dịch, đường kính 3cm, sỏi thận T
Xquang: Hình ảnh mức nước hơi ruột non
Chẩn đoán ban đầu: Tắc ruột cao nghi do dính – sỏi thận T
Được cho làm các XN:
BC 4.77 G/L Neu 64.6%
HC 3.11 T/L HGB 108 g/l, HCT 31.2%
TC 268 G/L
Ure 7.0 mmol/l, creatinin 66 umol/l, protid 69 g/l, amylase 89 U/L, SGOT 24 U/L, SGPT 16 U/L, CRP 0.12 md/dl, Ca 2.26, Na 141, K 3.32, Cl 100.7
 XQ: hình ảnh mức nước hơi ở ruột non nhiều
Được xử trí ban đầu:
13/9/2013
Nhịn ăn hoàn toàn, đặt sonde dạ dày, sonde tiểu, thụt tháo đại tràng bằng nước muối ấm 2000ml
Dd Glucolyte II x 1000ml, TTM XXXg/p
Maxapim 1g x 2 lọ, TMC
Hyoscin 20mg x 1 lọ TMC
Pantonova 40mg x 1 lọ
 Tuy nhiên BN không chịu đặt sonde dạ dày,
14/9/2013
BN không chịu thụt tháo và đặt sonde dạ dày
T 37 độ C
Bụng còn đau, phản ứng thành bụng không rõ
XQ mức hơi nước
Dd Glucolyte II x 1500ml, TTM XXXg/p
Maxapim 1g x 2 lọ, TMC
15/9/2013
BN vẫn chưa chịu đặt sonde dạ dày
Chưa trung tiện
XQ mức nước hơi ruột non tăng dần, các quai ruột non dãn to
Dd Glucolyte II x 1500ml, TTM XXXg/p
Maxapim 1g x 2 lọ, TMC
Hyoscin 20mg x 1 ống TMC
16/9/2013
T 37 độ C
Bụng chướng, đề kháng không rõ ?, trung tiện được ???
Dd Glucolyte II x 1500ml, TTM XXXg/p
Maxapim 1g x 2 lọ, TMC
Perfalgan 1g 1 lọ truyền TM LX g/p
Fleet enema 1 ống bơm HM
BS tiếp tục cho y lệnh đặt sonde dạ dày và thụt tháo
XQ các quai ruột non chướng hơi, vài mức hơi dịch ??
Chẩn đoán: tắc ruột nghi do u
17/9/2013
T 37.3 độ C
Đau bụng từng cơn, sonde dạ dày ra dịch trong?, không sốt ?, bụng chướng hạ vị, phản ứng không rõ.
Dd Glucolyte II x 1500ml, TTM XXXg/p
Maxapim 1g x 2 lọ, TMC
Perfalgan 1g x 3 lọ truyền TM LX g/p
Tiếp tục y lệnh thụt tháo
CT scan bụng: các quai ruột dãn lớn, ứ dịch, có mức khí dịch, màng phổi hai bên có ít dịch, có ít dịch bao gan, vùng bẹn P có hình ảnh quai ruột.
18/9/2013
Bn tỉnh táo, không sốt, sonde dạ dày ra dịch trong, trung tiện được?, đạu bụng quặn từng cơn, bụng chướng vừa, có dấu quai ruột nổi, phản ứng thành bụng có.
Chẩn đoán: tắc ruột sau mổ
Ure 40 mmol/l, creatinin 69 umol/l, protid 53 g/l, SGOT 17 U/L, SGPT 9 U/L, Ca 1.93 mmol/l, Na 131 mmol/l, K 4.41 mmol/l, Cl 95.2 mmlol/l
Dd Glucolyte II x 1000ml, TTM XXXg/p
Maxapim 1g x 2 lọ, TMC
BN không đồng ý thụt tháo
Mời lãnh đạo khoa hội chẩn
Rối loạn điện giải, đau bụng nhiều từng cơn, có trung tiện, sonde dạ dày ra dịch xanh rêu
XQ hình ảnh mức nước hơi
Chẩn đoán: Tắc ruột do dính sau mổ điều trị nội không đáp ứng.
Cho y lệnh soạn mổ cấp cứu
Tường trình phẩu thuật 22h30 ngày 18/9/2013
Chẩn đoán trước mổ: TR do dính sau mổ
Chẩn đoán sau mổ: TR do thoát vị lỗ bịt gây hoại tử ruột
PPM: Giải phóng tạng thoát vị - cắt ruột nối tận tận – dẫn lưu Douglas
Rạch da đường trắng giữa trên dưới rốn, vào ổ bụng có dịch phân, tìm thấy một quai hồi tràng cách góc hồi manh tràng 80cm chui vào lỗ bịt P bị hoại tử thủng 2 lỗ d 1,5cm. Giải phóng quai ruột, cắt đoạn ruột hoại tử 10cm, nối tận tận. Khâu lại lỗ bịt. Dẫn lưu Douglas. Đóng bụng 2 lớp.
Điều trị Hậu phẫu
BN tỉnh, mệt mỏi, chán ăn, không chịu ăn, trung tiện được, chưa đại tiện, vết mổ khô, phù trắng mềm ấn lõm 2 bàn chân (phù suy dinh dưỡng).
Dd albumin human 50 ml x 1 chai
Dd Lipovenos x 500ml
Dd Glucose 20% x 500ml
Truyền chạc 3
Tienam 0,5g x 3 lọ, TTM
Metronidazole 0,5g x 2 lọ, TTM
Perfalgan 1g x 2 lọ, TTM
Pantonova 40 mg x 2 lọ, TMC
Sonde dạ dày rút vào ngày thứ 5
Ống dẫn lưu rút vào ngày thứ 7
XN 19/9/2013
BC 3.25 G/L Neu 82%
HC 2.77 T/L HGB 99 g/l, HCT 28.1%
TC 231 G/L
Ure 4.7 mmol/l, creatinin 70 umol/l, protid 44 g/l, amylase 89 U/L, Ca 1.72 mmol/l, Na 134 mmol/l, K 4.18 mmol/l, Cl 100.7 mmlol/l
                                                                              
Bàn luận
Bệnh nhân nữ, 80 tuổi, vào viện với các triệu chứng LS của TR, tiền sử có mổ VRT nên chẩn đoán ban đầu là TR do dính sau mổ và hướng điều trị bảo tồn là tương đối hợp lý. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, BN không hợp tác với nhân viên y tế, không chịu đặt sonde dạ dày, thụt tháo đại tràng, tiêm truyền thuốc... cùng với sự lơ là của người thân, chủ quan của nhân viên y tế... nên đã can thiệp phẫu thuật muộn (đã biến chứng hoại tử ruột gây VPM). 
Chẩn đoán trong mổ là TV lỗ bịt, đây là một bệnh lý thoát vị nội hiếm gặp, thường chỉ được chẩn đoán xác định trong mổ. Đối chiếu với y văn các biểu hiện lâm sàng cận lâm sàng như vậy là phù hợp.

                                                                              Nguyễn Đặng Đình Thi

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

MỘT TRƯỜNG HỢP CHẤN THƯƠNG THẬN ĐỘ V

TÓM TẮT BỆNH ÁN
Bệnh nhân nam, Nguyễn Anh T.,48 tuổi, vào viện lúc 7h11, ngày 16/5/2016, do tuyến trước chuyển với chẩn đoán Vỡ thận T. Ghi nhận lúc vào viện: M 108 l/p, HA 85/60 mmHg, nước tiểu vàng trong, đau nhiều vùng hông trái. Siêu âm tại cấp cứu: Thận trái tăng âm mạnh, mất phân biệt tủy vỏ toàn bộ nhu mô thận, dịch tự do có hồi âm trong ổ bụng nhiều. Công thứ máu: Hồng cầu 3 T/L, HGB 106, HCT 32,3, BC 21 G/L, N 86%, TC 199 G/L, INR 0,98, PT% 103. Chẩn đoán ban đầu tại khoa Cấp cứu: Chấn thương bụng kín vỡ cực dưới thận trái/đa thương do tai nạn giao thông. Bệnh nhân được đưa vào khoa Ngoại tổng quát. Xử trí ban đầu: Ceftizoxim 1g x 2 lọ, dung dịch Natriclorid 0,9% x 1000ml + dung dịch Glucolyte II x 1000ml truyền tĩnh mạch L giọt/phút, Examin 250mg x 4 lọ.
Lúc 06h00 ngày 17/5/2016 ghi nhận: M 75 l/p, HA 130/80 mmHg, T 37oC, nước tiểu vàng trong 1500ml/20h. Tiếp tục thuốc như ngày 16/5. Bổ sung xét nghiệm:
CT scan bụng: thận trái đậm độ không đồng nhất, bờ mất liên tục, không ngấm thuốc cản quang sau tiêm, có sự thoát thuốc cản quang khỏi lòng mạch, tụ dịch nhiều quanh thận trái. Kết luận: Vỡ thận trái, đứt cuống thận trái + dịch ổ bụng nhiều.



Công thức máu lúc 18h21p ngày 17/5/2016: HC 1,49 T/L, Hgb 53, Hct 15,5%, BC 11,7 G/L, N 81%, TC 115 G/L, INR 0,85, PT% 126. Nhóm máu B, Rh+.Lúc 16h45p, M 120 l/p, HA 140/80 mmHg, T 38oC, NT 36 l/p, nước tiểu vàng trong 600ml/8h. Ure 8,9, Creatinin 144.
Chẩn đoán: Vỡ thận trái + nghi ngờ tổn thương cuống thận trái/Đa chấn thương do tai nạn giao thông.
Bệnh nhân được chỉ định mổ cấp cứu.
Tường trình: thận trái vỡ đôi, phần trên tương ứng nhóm đài trên và đài giữ, bao gồm cuống thận vẫn còn nguyên, phần dưới tương ứng cực dưới . Máu mất ra xung quanh khoảng 2000ml. Bệnh nhân được bơm máu trực tiếp vào tĩnh mạch trong mổ khoảng 2 đơn vị HC khối và tiếp tục truyền thêm sau mổ khoảng 4 đợn vị HC khối.
Giải phẫu bệnh lý: Đại thể:  thận vỡ 2 mảnh kích thước 8x6x6cm, và 7x6x5cm. Vi thể: Nhu mô thận có cấu trúc bình thường, rãi rác khắp nơi là những ổ xuất huyết lan rộng trong nhu mô thận.
Sáng 18/5: Công thức máu sau truyền máu đã ổn định. Ure 6,8, Creatinin 131.
19/5: nươc tiểu 1500ml/24h
20/5: nước tiểu 5000ml/22h
21/5: nước tiểu 3800ml/22h
22/5: nước tiểu 2800ml/23h






BÀN LUẬN