SỎI KẸT NIỆU ĐẠO HƠN 10 NĂM: 1 TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG HIẾM GẶP
Bệnh nhân nam, 36 tuổi, vào viện (26/11) vì đau hông lưng trái 2 tháng kèm sốt nhẹ, từng cơn. Một tuần nay, bệnh nhân đau lưng hông trái tăng lên, kèm với sốt rét run từng cơn nên vào BV để khám.
Bệnh nhân được cho làm các xét nghiệm theo trình tự:
1. SÂ: thận 2 bên ứ dịch độ 2, đài bể thận dãn, nhiều sỏi nhỏ 2 thận, sỏi bể thận T 17 mm.
2. KUB: sỏi bể thận T
3. UIV (28/11): thận P: đài bể thận dãn, thuốc cản quang lưu thông xuống NQ và BQ được; thận T ngấm thuốc kém, chưa thấy thuốc cản quang xuống niệu quản, sỏi bể thận .
4. CTM: BC tăng, neu tăng
5. SH máu: ure máu bình thường, creatinin máu tăng
Nước tiểu: BC niệu 3 + (500/mm3)
Sau khi thăm khám lại, bs quyết định thêm xét nghiệm
6. Chụp niệu đạo thẳng và nghiêng (29/11): sỏi niệu đạo gốc dương vật
Biện luận:
Đây là một trường hợp lâm sàng hiếm gặp. Bệnh nhân vào phòng khám chỉ khai đau hông lưng T. Bác sĩ cho đi siêu âm phát hiện thận ứ dịch 2 bên độ 2, kém sỏi 2 thận. Sau đó BS chỉ định chụp KUB, làm xét nghiệm tiền phẫu, chụp UIV. Khi có các kết quả xét nghiệm trên, BS chẩn đoán ban đầu là sỏi thận trái. Tuy nhiên, đối chiếu với siêu âm và UIV thì không phù hợp, vì sỏi thận 1 bên trái thì không thể nào gây ứ dịch, dãn đài bể thận và ứ dịch độ 2 cả 2 bên thận. Vì vậy BS tiếp tục khám bệnh nhân và ghi nhận:
Tiền sử:
- Mổ tiểu không tự chủ (són tiểu) năm 10 tuổi ở Nghệ
An, nhưng không thành công, nên được chuyển mổ ở BV nhi Việt Nam - Thụy
Điển. Phương pháp mổ không rõ, có cắt nối niệu đạo ?, gắp ra nhiều sỏi
BQ?, hiện còn vết mổ trên xương mu.
- Bị tiểu khó do sỏi kẹt niệu
đạo > 10 năm, bệnh nhân thường có triệu chứng tiểu ngắt quãng giữa
dòng, và thường dùng tay đẩy sỏi kẹt niệu đạo để tiểu được dễ dàng hơn.
- Phát hiện sỏi thận trái 3 năm.
Phân tích: bệnh nhân này bị ứ dịch thận 2 bên có thể là hậu quả của bệnh lý trào ngược BQ - NQ 2 bên mà nguyên nhân là do bế tắc đường ra ở BQ (
hẹp niệu đạo do sỏi kẹt niệu đạo >10 năm:
bệnh nhân không biết đây là bệnh nên không đi khám, mỗi lần đi tiểu bị tắc là bệnh nhân dùng tay bóp dương vật và rặn mạnh để tiếp tục tiểu, và cứ tiếp tục như vậy trong hơn 10 năm qua).
Như vậy, vấn đề chính ở đây là sớm giải quyết nguyên nhân tắc nghẽn ở niệu đạo do sỏi niệu đạo, có thể đồng thời mổ lấy sỏi thận. Bệnh nhân đã có biểu hiện suy thận (creatinin tăng) nên cần phải được giải quyết sớm.
Bệnh nhân được mổ (30/11/2013) XẺ NIỆU ĐẠO LẤY SỎI: rạch da nếp bìu dương vật trên đoạn niệu đạo có sỏi, bộc lộ niệu đạo, xẻ ngang niệu đạo trên vị trí sỏi, lấy ra 01 viên sỏi 20x12x10mm, khâu lại niệu đạo, đặt sonde foley 20 Fr NĐ - BQ.
Tình trạng sau mổ ổn định.
Ngày 7/12/2013, bệnh nhận được mổ bán cấp cứu lấy sỏi thận T, với chẩn đoán Sỏi thận T/ Hp mở niệu đạo lấy sỏi/suy thận.
Phương pháp mổ: Rạch da đường xiên hông T. Bộc lộ bể thận T khó khăn, quyết định xẻ nhu mô thận đài giữa gắp sỏi, nước tiểu chảy ra đục như nước vo gạo, sỏi gắp ra kích thước 13x12x11mm và vài sỏi nhỏ.
BS. NGUYỄN ĐẶNG ĐÌNH THI